Mặc dù đã được nghe nhiều về tội “hiếp dâm” và “cưỡng dâm” nhưng thực tế không phải ai cũng hiểu và phân biệt được hai loại tội phạm này. Hiếp dâm và cưỡng dâm có gì giống và khác nhau? Trong hai tội này, tội nào nặng hơn?
Hiếp dâm và cưỡng dâm là hai tội nằm trong nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Mối quan hệ giữa người thực hiện và nạn nhân là mối quan hệ giữa những người khác giới (nam và nữ). Người thực hiện hành vi hiếp dâm hoặc cưỡng dâm đều là lỗi cố ý.
Căn cứ theo Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì sẽ phân biệt được điểm giống nhau và khác nhau của tội này? Hình phạt tội nào nặng hơn?
1. Khác nhau
Tiêu chí |
Tội hiếp dâm |
Tội cưỡng dâm |
Căn cứ pháp lý |
Quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) |
Quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) |
Khái niệm |
Hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân. |
Cưỡng dâm là hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. |
Hành vi phạm tội |
Hành vi khách quan của tội hiếp dâm được quy định là hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác với người khác trái với ý muốn của họ bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được hoặc bằng thủ đoạn khác. Hành vi khách quan của tội này được quy định là hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác với người khác trái với ý muốn của họ bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được hoặc bằng thủ đoạn khác. - Xét theo đúng nghĩa, hành vi khách quan của tội hiếp dâm có thể là hành vi giao cấu với người khác trái với ý muốn của họ hoặc là hành vi quan hệ tình dục khác với người khác trái ý muốn của họ. Đe thực hiện được một trong hai hành vi này, chủ thể phải sử dụng một trong bốn thủ đoạn đã được quy định. Trong đó có hai thủ đoạn thể hiện là hành vi cụ thể. Đó là hành vi dùng vũ lực và hành vi đe dọa dùng vũ lực. Từ đó cũng có thể hiểu hành vi khách quan của tội hiếp dâm có thể là: + Hành vi dùng vũ lực và hành vi giao cấu với người khác trái với ý muốn của họ; + Hành vi dùng vũ lực và hành vi quan hệ tình dục khác với người khác trái với ý muốn của họ; + Hành vi đe dọa dùng vũ lực và hành vi giao cấu với người khác trái với ý muốn của họ; + Hành vi đe dọa dùng vũ lực và hành vi quan hệ tình dục khác với người khác trái với ý muốn của họ; + Hành vi giao cấu với người khác trái với ý muốn của họ bằng thủ đoạn lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân; + Hành vi giao cấu với người khác trái với ý muốn của họ bằng thủ đoạn khác; + Hành vi quan hệ tình dục khác với người khác trái với ý muốn của họ bằng thủ đoạn lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc + Hành vi quan hệ tình dục khác với người khác trái với ý muốn của họ bằng thủ đoạn khác. Để hiểu các hành vi khách quan trên đây, cần thống nhất một số nội dung sau: + Hành vi giao cấu là dạng hành vi thông thường của hành vi quan hệ tình dục (hành vi đưa bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ). Trước khi BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành, hành vi khách quan của tội hiếp dâm được giới hạn chỉ là hành vi giao cấu. BLHS năm 2015 đã mở rộng phạm vi hành vi khách quan của tội phạm này. Theo đó, các hành vi quan hệ tình dục khác cũng thuộc hành vi khách quan của tội hiếp dâm. Dấu hiệu hành vi khách quan của tội hiếp dâm chỉ đòi hỏi hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác được thực hiện mà không đòi hỏi hành vi này phải két thúc về mặt sinh lý. + Trái với ý muốn của người khác (khi thực hiện hành vi giao Cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác) có nghĩa: Người khác không chấp nhận hoặc không có ý muốn của người khác vì họ đang trong tình trạng không thể biểu lộ được ý chí. + Thủ đoạn dùng vũ lực được hiểu là thủ đoạn dùng sức mạnh vật chất đè bẹp sự kháng cự của nạn nhân chống lại hành vi của người phạm tội như xô ngã, vật, giữ, bóp cổ nạn nhân... + Thủ đoạn dùng vũ lực được hiểu là thủ đoạn dùng sức mạnh vật chất đè bẹp sự kháng cự của nạn nhân chống lại hành vi của người phạm tội như xô ngã, vật, giữ, bóp cổ nạn nhân.. + Thủ đoạn đe dọa dùng vũ lực được hiểu là thủ đoạn làm ý chí của người phụ nữ bị tê liệt không chống lại hành vi của người phạm tội như dọa giết, dọa gây thương tích cho nạn nhân. + Thủ đoạn lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của người khác được hiểu là thủ đoạn lợi dụng người khác vì lý do nào đó không thể chống lại hành vi của người phạm tội như lợi dụng người khác đang trong tình trạng ốm đau... + Thủ đoạn khác được hiểu là những thủ đoạn (ngoài ba thủ đoạn trên) giúp cho người phạm tội có thể thực hiện được hành vi của mình. Những thủ đoạn đó, theo thực tiễn xét xử có thể là thủ đoạn lợi dụng người khác đang trong tình trạng không có khả năng biểu lộ ý chí đúng đắn được. Vỉ dự. Lợi dụng người khác đang trong tình trạng bị say rượu nặng hoặc đang trong tình trạng bị bệnh tâm thần... Tình trạng này có thể không do nhưng cũng có thể do chính người phạm tội chủ động tạo ra. Ví dụ. Người phạm tội chủ động cho nạn nhân uống rượu say để sau đó thực hiện hành vi giao cấu hay hành vi quan hệ tình dục với họ |
Hành vi khách quan của tội cưỡng dâm được quy định là hành vi ép buộc và hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác. Trong đó, hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác là “kết quả” của hành vi ép buộc. + Nạn nhân của hành vi khách quan là người bị lệ thuộc hoặc là người đang ở trong tình trạng quẫn bách. + Quan hệ lệ thuộc ở đây có thể là quan hệ lệ thuộc về mặt công việc, về mặt kinh tế, về mặt tín ngưỡng hay gia đình... + Người đang ở trong tình trạng quẫn bách là người đang ở trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, tự mình không thể hoặc khó có thể khắc phục được mà đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của người khác như trường hợp người thân trong gia đình bị mắc bệnh hiểm nghèo nên cần số tiền lớn cho chi phí y tế nhưng lại đang trong tình trạng túng thiếu nghiêm trọng... + Hành vi ép buộc được quy định ở tội phạm này được hiểu là hành vi khống chế tư tưởng bằng việc lợi dụng quan hệ lệ thuộc hoặc hoàn cảnh quẫn bách của nạn nhân để buộc họ phải miễn cưỡng theo ý mình (miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác). Thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để khống chế nạn nhân có thể là lời đe dọa hoặc hứa hẹn. Người phạm tội có thể lợi dụng quan hệ lệ thuộc, lợi dụng uy thế của mình dọa sẽ gây thiệt hại cho người bị lệ thuộc nếu như không chịu giao cấu hoặc không chịu thực hiện hành vi quan hệ tình dục. Ví dụ: Đe dọa tung hình ảnh nhạy cảm lên mạng xã hội, dọa sa thải công việc, đe dọa tính mạng ... + Ở đây cần chú ý: Hành vi đe dọa ở tội cưỡng dâm chưa đến mức làm người bị đe dọa tê liệt ý chí, không dám kháng cự như ở tội hiếp dâm. Người bị đe dọa chỉ bị khống chế tư tưởng; họ vẫn có khả năng phản kháng nhưng đã (miễn cưỡng) chịu giao cấu hoặc chịu thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. + Người phạm tội cưỡng dâm cũng có thể lợi dụng quan hệ lệ thuộc, lợi dụng uy thế của mình hoặc lợi dụng nạn nhân đang trong tình trạng quẫn bách hứa hẹn mang lại quyền lợi nào đó cho họ nếu chấp nhận việc giao cấu hoặc chấp nhận thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Ví dụ: Hứa sẽ thăng chức trong công việc, tăng lương và đãi ngộ ... + Ở đây cũng cần chú ý: Sự hứa hẹn phải cỏ tính chất là sự khống chế tư tưởng buộc họ phải miễn cưỡng chấp nhận việc giao cấu hoặc chấp nhận thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Những trường hợp hứa hẹn khác không thuộc phạm vi của tội phạm này.
|
Bị hại |
Người từ đủ 16 tuổi trở lên. (Trường hợp nạn nhân là người dưới 16 tuổi sẽ cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 2015) |
Phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và đang ở trong tình trạng quẫn bách hoặc lệ thuộc người phạm tội. (Trường hợp nạn nhân là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và đang ở trong tình trạng quẫn bách hoặc lệ thuộc người phạm tội sẽ cấu thành Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tại Điều 144 Bộ luật hình sự năm 2015. Trường hợp nạn nhân là người dưới 13 tuổi sẽ cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại Điều 142 Bộ luật hình sự năm 2015) |
Khung hình phạt |
Khung hình phạt cơ bản là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Khung hình phạt tăng nặng quy định như sau: - Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: + Có tổ chức; + Có tính chất loạn luân; + Làm nạn nhân có thai; + Nhiều người hiếp một người; + Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; + Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Đối với 02 người trở lên; + Tái phạm nguy hiểm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: + Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; + Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. |
Khung hình phạt cơ bản là phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Khung hình phạt tăng nặng quy định như sau: - Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Nhiều người cưỡng dâm một người; + Phạm tội 02 lần trở lên; + Đối với 02 người trở lên; + Có tính chất loạn luân; + Làm nạn nhân có thai; + Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; + Tái phạm nguy hiểm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm: + Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; + Làm nạn nhân chết hoặc tự sát. |
2. Giống nhau
- Độ tuổi người phạm tội:
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
- Độ tuổi của người bị hại:
Chia làm các mức với trách nhiệm khác nhau.
+ Dưới 16 tuổi;
+ Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
+ Từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Dấu hiệu lỗi của chủ thể.
+ Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý;
- Khách thể:
+ Xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự, tính mạng, sức khỏe của nạn nhân;
3. Phạm tội hiếp dâm và tội cưỡng dâm có các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nào?
- Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
+ Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
+ Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
+ Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
+ Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
+ Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
+ Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
+ Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
+ Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
+ Phạm tội do lạc hậu;
+ Người phạm tội là phụ nữ có thai;
+ Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
+ Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
+ Người phạm tội tự thú;
+ Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn hối cải;
+ Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
+ Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
+ Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
+ Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vốn, chồng , con liệt sĩ;
Trên đây là bài phân tích điểm giống, khác nhau của tội hiếp dâm và cưỡng dâm theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Nếu quý khách còn vướng mắc cần được tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ pháp lý thì liên hệ ngay số Hotline bên dưới để được đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp hỗ trợ 24/7. Xin cảm ơn!