Câu hỏi: Vào ngày 10/12/2023, tôi có nhận sang nhượng 1 chiếc xe oto. Đến ngày 15/12/2023 thì tôi nhận được tin người đó bị vướng vào tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản vào tháng 12 năm 2022. Hiện Công an đang thực hiện kê biên tài sản. Luật sư cho tôi hỏi hành vi của người đó có phải là tẩu tán tài sản không?
Việc trốn tránh nghĩa vụ thi hành án tài sản, hay trốn tránh việc kê biên tài sản phạm tội được xác lập bằng các giao dịch giả nhằm tẩu tán tài sản trước khi phải thực hiện nghĩa vụ. Vậy tẩu tán tài sản là gì? Quy định về việc xử phạt về hành vi tẩu tán tài sản như thế nào? Cùng Luật Nguyễn Hiếu tìm hiểu dưới bài viết sau đây.
Tẩu tán tài sản là hành vi xác lập các giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba. Theo đó, các giao dịch thường được lập để nhằm mục đích tẩu tán tài sản đó là giao dịch về mua bán, tặng cho, chuyển nhượng.
Nhưng các giao dịch giả để tẩu tán tài sản rất khó chứng minh vì phải xác định được giao dịch của bên muốn tẩu tán tài sản là giả. Các bên giao dịch khi thực hiện giao dịch giả hòng tẩu tán tài sản sẽ không để cho người khác dễ dàng thấy được giao dịch đó của họ là giao dịch không hợp pháp.
Ví dụ: Tội rửa tiền, Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Thông thường, những tài sản phạm pháp sẽ do người phạm tội trực tiếp nắm giữ hoặc nhờ người khác nắm giữ nhằm xóa sạch các dấu vết liên quan đến tội phạm.
Tẩu tán tài sản phạm tội
Căn cứ Điều 64, Nghị định 82/2020/NĐ-CP, hành vi tẩu tán tài sản phạm tội để trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba hoặc tránh bị kê biên tài sản trong quá tình điều tra thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Căn cứ Điều 380, Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:
1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;
b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
c) Tẩu tán tài sản.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Hoạt động thu giữ, xử lý thường gắn với các bước nghiệp vụ pháp lý khá phức tạp, xuyên suốt quá trình tố tụng hình sự và do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Kinh nghiệm từ thực tiễn cho thấy, các bước thu hồi tài sản phạm pháp thường được tiến hành theo quy trình như sau: Xác định và truy tìm tài sản phạm pháp; tiến hành các hoạt động kê biên, phong tỏa tài sản để có thể ban hành các quyết định tịch thu, khắc phục đầy đủ các hậu quả xảy ra trước mắt và lâu dài; quản lý tài sản bị phong tỏa, kê biên để bảo toàn giá trị, không để xảy ra tình trạng thất thoát, mất mát; xử lý các tài sản bị thu giữ theo các quyết định có hiệu lực của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự... Qua đó, việc nhận diện tài sản phạm pháp đang ở giai đoạn tẩu tán nào để có bước xử lý phù hợp là trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Qua bài viết trên thì tài sản bạn được nhận chuyển nhượng nếu là tài sản bị lừa đảo hoặc được mua bởi phần tài sản bị lừa thì hành vi của người đó được coi là tẩu tán tài sản.
Trên đây là bài viết liên quan đến hành vi tẩu tán tài sản phạm tội. Luật Nguyễn Hiếu chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, bào chữa trong tố tụng hình sự. Hãy liên hệ với Luật Nguyễn Hiếu để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất.